Diệt mối sinh học

01/11/15 - Diệt mối sinh học, diệt mối tận gốc 01/11/15 | Diệt mối sinh học, diệt mối tận gốc

Thuốc diệt mối bảo quản gỗ XM5

  • XM5-Hóa chất tẫm gỗ đạt bốn tiêu chuẩn tồn lưu lâu dài: chống Mối, Mọt, Mục, Hà biển. Thuốc hòa tan trong dung môi nước nên rất dễ sử dụng
  • Thành phần : : CuSO 4 50% + K2Cr2O7 50%
  • Dùng để xử lý tất cả các dạng gỗ và lâm sản
  • Gỗ tươi mới đốn, gỗ nguyên cây, gỗ thành phẩm trong xây dựng, gỗ đóng tàu thuyền… 
Thuốc diệt mối bảo quản gỗ XM5

XM5: BẢO VỆ GỖ
Ưu Điểm :
  • Loại trừ hoàn toàn khả năng tấn công của mối mọt, mục, hà biển
  • Tác dụng chống mục kể cả môi trường ẩm thấp nhất
  • Không ảnh hưởng đến môi trường
  • Tác dụng kéo dài
ĐỐI VỚI TRE TƯƠI VIỆC BẢO QUẢN THẬT ĐƠN GIẢNDựng thẳng tre mới chặt
  • Dung dịch thuốc được đổ đầy lên trên đốt trên cùng ( sau khi cạo rách ruột lụa của đốt đó
  • Sau khi dung dịch thuốc chảy hết xuống đốt dưới cùng, có thể mang đi sử dụng
  • Tre qua xử lý, dùng được vào rất nhiều việc, hòan toàn không mối mọt. Tre qua xử lý cắm làm hàng rào, làm mái che hàng chục năm không mục.
  • Tre nguyên liệu càng tơi, càng giữ được mầu xanh diệp lục, làm tre trang trí, ốp tường. 
 Lưu ý : Tre, nứa, trúc chặt hạ đã lâu không thể dùng phương pháp này được 
QUI TRÌNH SỬ DỤNG XM5 ĐỂ XỬ LÝ GỖ 
  • Liều lượng sử dụng : 1kg XM5 pha với 20lít nước
  • Khuấy kỹ thuốc trước mỗi lần ngâm tẩm
  • Bổ sung dung dịch để cho gỗ luôn luôn ngâm dưới mép dung dịch
  • Thời gian tối thiểu : 24h cho một đợt ngâm
  • Thời gian tối đa : 72h cho một đợt ngâm, có thể lâu hơn nữa, tùy theo nhu cầu
  • Gỗ sau khi xử lý phải kê xếp thông thoáng
  • Dùng thiết bị ngâm tẩm áp lực chân không phải cho kỹ thuật viên được đào tạo 
Lưu ý : 
  • Gỗ càng cứng thời gian ngâm càng lâu hơn
  • Đặc biệt phải xử lý bù các mặt gỗ cưu cắt bằng dung dịch ngâm ướt đẫm mặt gỗ hoặc sử dụng thuốc dung môi dầu : Cislin….
  • Không đổ thuốc xuống hồ ao
  • Xử lý thuốc cần có bảo hộ lao động
  • Để xa tầm tay trẻ em 
    XM5 100 bột được sản xuất bởi Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
Xem thêm…

Diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh

Dầu hỏa
Dùng dầu hỏa đổ xuống mặt nước để diệt ấu trùng muỗi là một trong những phương pháp khống chế muỗi phát triển và truyền bệnh đã được dùng sớm nhất. Ấu trùng muỗi sẽ bị tiêu diệt khi chúng nổi lên mặt nước để thở nhưng không tiếp xúc được không khí trên mặt nước do váng dầu che lấp nên bị ngạt thở hoặc bị ngấm chất độc của dầu vào cơ thể. Tuy vậy, dầu diệt ấu trùng không có hiệu quả đối với loài muỗi Mansonia vì ấu trùng và thiếu trùng của loại muỗi này không nổi lên mặt nước để thở. Khi áp dụng phương pháp này, chỉ cần tạo một lớp dầu mỏng trên mặt nước với một ít dầu hỏa thả xuống nước. Ngoài ra, nhiều chủng loại dầu khác có đặc tính tương tự như dầu hỏa cũng có thể dùng để diệt ấu trùng muỗi tùy thuộc vào tình hình của từng địa phương. Nếu nhiệt độ của môi trường càng cao thì cần loại dầu càng đặc như loại dầu nhiên liệu và dầu thô. Nếu mặt nước có nhiều cây cỏ, rong rêu thì cần loại dầu loảng và có độ lan tỏa nhanh như dầu hỏa hoặc dầu diezen. Dầu có khả năng diệt ấu trùng muỗi khá nhanh chóng nhưng chỉ tồn tại chỉ từ vài giờ đến vài ngày nên không làm ô nhiễm môi trường. Do chi phí của dầu hỏa cao hơn so với các loại chất khác và không được bền vững nên càng ngày người dân càng ít sử dụng. Phương pháp dùng dầu hỏa diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh đặc biệt được sử dụng tại những nơi muỗi đã kháng lại các hóa chất diệt muỗi khác. Trên thực tế, phương pháp này vẫn được các hộ cá thể gia đình sử dụng trong một phạm vi hẹp để diệt ấu trùng muỗi.
 Các loại dầu có sẵn tại địa phương
 Để xử lý diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh đối với các mặt nước có diện tích nhỏ như hố tưới tiêu, trên mặt nước chỉ cần dùng một lượng ít dầu đốt hoặc dầu thải từ các ga ra ô tô. Chủng loại chi tiết về các loại dầu diệt ấu trùng của muỗi khác dùng trên diện rộng luôn luôn có sẵn nhưng trong thực tế thường hay dùng những loại dầu có sẵn với số lượng lớn tại địa phương, có giá cả ít tốn kém hơn. Dầu diezen và dầu đốt paraffin cũng dễ dàng có sẵn và có hiệu quả tương tự nhau. Để xử lý, trong mỗi hecta cần phải rải khoảng từ 140 đến 190 lít dầu diezen, như vậy khá tốn kém. Nếu pha thêm chất phụ gia vào dầu diezen, dầu đốt hoặc dầu hỏa để tăng độ lan rộng của dầu ở các vùng nước bị ô nhiễm, có nhiều ấu trùng muỗi và cây cỏ, rong rêu có thể giảm được từ 20 đến 75% chi phí. Octoxynol là một trong những chất có đặc tính như trên và có thể đạt hiệu quả cao nếu pha vào dầu với nồng độ 0,5%. Ngoài ra, có thể pha thêm từ 1 đến 1,25% dầu thực vật như dầu thầu dầu, dầu dừa cũng là một biện pháp là tăng độ lan rộng của dầu. Mỗi hecta pha thêm từ 18 đến 50 lít dầu là đủ. Số lượng dầu chính xác cho mỗi đợt rải phụ thuộc chủ yếu vào số lượng cây cỏ, rong rêu, rác rưởi có trên mặt nước cũng như mật độ ô nhiễm ấu trùng muỗi của nguồn nước.
 Dầu thương mại
 Dầu thương mại được chế tạo riêng để sử dụng diệt ấu trùng muỗi có chứa các chất hoạt tính bề mặt để làm tăng độ lan rộng và độc tính của dầu. Những loại dầu này chỉ cần dùng từ 9 đến 27 lít trên mỗi hecta là có hiệu quả. Nếu pha thêm chất temephos vào thì hiệu quả sẽ tăng thêm. Nếu sử dụng đúng nồng độ và quy trình hướng dẫn, các loại dầu thương mại dùng để diệt ấu trùng muỗi không độc hại đối với cá, chim và động vật.
 Cách sử dụng
 Dùng các loại dầu diệt muỗi truyền bệnh đơn giản bằng cách đổ dầu từ can hoặc thùng xuống mặt nước. Nếu dùng trên diện rộng nên dùng các bình phun có tay cầm để phun dầu. Khi thực hiện biện pháp ở diện tích rộng hơn nữa có thể dùng máy bay để rải dầu từ trên máy bay xuống mặt nước.
 Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp
 Ưu điểm của phương pháp dùng dầu diệt ấu trùng muỗi là có thể nhìn thấy váng dầu trên mặt nước, do đó có thể thấy được đã phù hợp hay chưa. Đối với những mặt nước có diện tích hẹp như thùng trữ nước, ao, hố tiêu, mương rãnh; phương pháp này khá rẻ tiền và dễ ứng dụng. Muỗi truyền bệnh thường không kháng lại dầu sử dụng đối với phương pháp này. Với liều lượng và nồng độ thích hợp, phương pháp dùng dầu diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh không độc hại với động vật, cá và các loại sinh vật khác không cần diệt.
 Nhược điểm của phương pháp dùng dầu diệt muỗi là nếu dùng trên diện rộng khá tốn kém. Khi mặt nước có nhiều rong rêu, rác rưởi thì phương pháp này không được hiệu quả; vì vậy cần dọn sạch rong rêu và rác rưởi trước khi đổ dầu xuống mặt nước. Phương pháp này chỉ có hiệu quả trong vòng vài ngày, chất dầu có thể bám quanh cây cỏ, rong rêu và các chất khác; váng dầu cũng có thể bị vỡ tản ra nếu có gió thổi trên mặt nước đã rải dầu.
 Phương pháp dùng dầu diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh là một phương pháp cổ điển được người dân sử dụng từ rất lâu. Biện pháp dân gian này khá đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém nhưng ở một số vùng, một số quốc gia đã tuyên truyền, vận động cộng đồng người dân ứng dụng tỏ ra có hiệu quả, nhất là khi có dịch bệnh xảy ra do muỗi truyền như sốt xuất huyết, sốt rét...
Xem thêm…

Muỗi sống được bao lâu ?


Muỗi là trung gian truyền bệnh của nhiều bệnh nhiệt đới như sốt rét, giun chỉ bạch huyết và một số bệnh do virus như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt vàng... Ở những nước có khí hậu ôn hòa, muỗi thường gây phiền hà cho con người do chích đốt máu hơn là khả năng truyền bệnh. Vậy loài muỗi sống được bao lâu?

Muỗi phát triển qua 4 giai đoạn: trứng (eggs), ấu trùng gọi là bọ gậy (larvae), thanh trùng gọi là lăng quăng (pupa) và muỗi trưởng thành. Ba giai đoạn đầu, chúngsống ở dưới nước; giai đoạn muỗi trưởng thành sống tự do ở môi trường. Để phân biệt được muỗi đực và muỗi cái, thường căn cứ vào râu ở đầu muỗi. Râu muỗi đực rậm, còn râu muỗi cái thưa hơn.
Muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng đẻ trứng sốt đời; để thực hiện được chức năng này muỗi cái cần phải đốt máu. Muỗi đực không đốt máu mà tự nuôi dưỡng bằng chích hút nhựa cây. Khi muỗi cái đốt no máu, chúng tìm nơi trú ẩn để tiêu máu; đó là những nơi kín gió, ấm áp, ẩm thấp và tối tăm. Mỗi loài muỗi có tập tính tìm nơi trú ẩn khác nhau.Khi muỗi hoàn thành giai đoạn tiêu máu thì trứng cũng đã chín. Muỗi cái tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Sau khi đẻ trứng, muỗi lại bay đi tìm mồi hút máu. Thời gian vừa đẻ vừa đi tìm mồi hút máu cho lần đẻ sau được tính là một ngày đêm. Thời gian muỗi đốt máu, trú đậu tiêu máu, hình thành trứng chín, tìm nơi sinh đẻ và bay đi tìm mồi đốt máu gọi là chu kỳ sinh thực. Trong điều kiện bình thường, muỗi cái sống khoảng 2 tháng và đẻ trung bình khoảng 6 đến 8 lần. Sau mỗi lần đi đẻ muỗi chết khoảng 50%. Trong phòng thí nghiệm, muỗi sống lâu hơn, có thể tới 3 tháng. Muỗi đực nuôi dưỡng bằng cách hút nhựa cây, sau khi giao phối chúng sống được một thời gian khoảng 10 đến 15 ngày. Như vậy muỗi cái sống lâu hơn muỗi đực. Muỗi đực “ăn chay” nên mau chết, còn muỗi cái “ăn mặn” nên sống lâu hơn.

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Xem thêm…

Cách đuổi muỗi đơn giản

Muỗi và các loại côn trùng nói chung đều gây phiền phức cho cuộc sống của gia đình bạn, nhất là trẻ nhỏ rất nhạy cảm với những vết đốt của côn trùng. Ngoài cách dùng thuốc diệt muỗi, bạn cũng có thể dùng những cách sau để đuổi muỗi ra khỏi nhà bạn rất hiệu quả.

Nước đường +xà phòng
Dù nhà sạch muỗi vẫn có thể xuất hiện. Đó là những chỗ ít để ý đến như bình hoa hoặc khay đựng nước rỉ tủ lạnh, máy lạnh. Nếu không có thời gian thay nước mỗi ngày, bạn có thể dùng chiêu dụ để diệt muỗi. Dùng một ít nước đường, để trong thau nhỏ, lắc qua vài lần cho đường bám vào thành thau. Đặt thau ở gần hang ổ của muỗi, nghe mùi đường, chúng sẽ bay vào và sập bẫy trong thau. Nếu nhà có vườn cây, pha một ít xà phòng vào thau nước đặt gần đó, muỗi sẽ bay vào đẻ trứng và bị dung dịch xà phòng tiêu diệt.
Tinh dầu xả, bạc hà
Để đuổi muỗi, nhiều nhà xịt một ít tinh dầu chanh, sả, quế, bạc hà, khuynh diệp… Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nhang thơm trừ muỗi hoặc bộ máy xông đuổi muỗi để xua chúng ra khỏi nhà. Nếu như gia đình có trẻ nhỏ, nên thoa một ít kem chống muỗi lên những phần cơ thể ngoài quần áo, muỗi sẽ tránh xa.

Tinh dầu bạc hà có tác dụng xua đuổi muỗi rất hiệu quả (ảnh minh hoạ)

Tỏi
Nghiền nát tỏi và cho vảo bát, đặt bát ở góc phòng hay những nơi muỗi thường bay tới. Tinh dầu trong tỏi khiến muỗi khó chịu và sẽ tránh xa.
Vỏ cam, quýt
Sử dụng đốt vỏ cam, quýt hay chanh trong phòng để đuổi muỗi hay các côn trùng khác. Khi đốt bạn có thể đóng kín cửa, công trùng sẽ bị ngạt và rơi xuống sàn hoặc khi đôt mở cửa phòng để muỗi bay ra khỏi phòng nhé.
Trồng cây đuổi muỗi
Cây hương thảo: Từ lâu cây hương thảo cũng được coi là một loại thảo dược hấp dẫn và đầy công hiệu với sức khỏe. Ngoài tác dụng có thể nấu ăn được, cây hương thảo còn giúp xua đuổi và phòng chống muỗi.
Tuy cây hương thảo ưa sống và phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới, nhưng khi mùa đông đến, bạn vẫn có thể lấy lá hương thảo và đun nó trong nồi nước để chống muỗi cho cả gia đình.
Cây sả: Cây sả là một trong những loại cỏ rất tự nhiên, dễ trồng và khá nhiều tinh dầu. Dầu sả được đặt trong nến và lồng đèn có thể khiến muối phát sợ. Những nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả còn có tác dụng trị muỗi và xua đuổi muỗi tốt hơn gấp nhiều lần thuốc trị muỗi thông thường.
Ngoài được coi là loại thảo mộc phòng chống muỗi, cây sả còn được coi là một loại gia vị thơm ngon cho một số món ăn.
Theo Thoa Nguyễn (tổng hợp)/Nguoiduatin
Xem thêm…

Vòng đời của muỗi

Muỗi có bốn giai đoạn phát triển rõ ràng trong vòng đời của chúng bao gồm trứng, bọ gậy, cung quăng và muỗi trưởng thành. Trứng muỗi đẻ nổi trên mặt nước, trứng nở thành bọ gậy nằm ở dưới nước nhưng lấy không khí trên mặt nước qua ống thở, bọ gậy phát triển thành cung quăng cũng nằm dưới nước và lấy không khí trên mặt nước, cung quăng lột xác để thành muỗi trưởng thành không ở dưới nước mà thoát lên trên mặt nước. Muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng có thể đẻ trứng suốt đời theo từng đợt. Để thực hiện được việc đẻ trứng, phần lớn muỗi cái cần phải đốt máu người hoặc động vật. Muỗi đực không đốt máu như muỗi cái, chúng chỉ hút các loại nhựa cây để tự nuôi dưỡng. Sau khi đốt no máu, muỗi cái tìm nơi trú đậu kín đáo, an toàn để tiêu máu và phát triển trứng. Ở vùng có khí hậu nhiệt đới, thời gian này cần khoảng từ 2 đến 3 ngày; còn ở vùng có khí hậu ôn hoà thì thời gian này sẽ lâu hơn. Muỗi cái khi đã mang trứng, chúng bay đi tìm các nơi thích hợp để sinh đẻ. Sau đó lại tiếp tục tìm mồi để đốt máu và đẻ một lứa trứng khác. Chu trình này cứ lặp đi lặp lại cho tới khi muỗi chết.
Một số đặc điểm trong vòng đời của các loài muỗi
Tuỳ theo từng loài muỗi, muỗi cái có thể đẻ từ 30 đến 300 trứng mỗi lần. Nhiều loài đẻ trứng trực tiếp trên mặt nước, có thể từng cái trứng một riêng biệt, kết thành chuỗi (như loài Aedes, Anopheles) hoặc kết dính với nhau thành bè (như loài Culex). Ở vùng có khí hậu nhiệt đới, trứng thường nở từ sau 2 đến 3 ngày. Một số loài muỗi như Aedes đẻ trứng ngay cạnh thành mặt nước hoặc nơi bùn ướt, số trứng này chỉ nở khi bị ngập nước. Ở môi trường khô, trứng có thể sống được nhiều tuần.
Sau khi trứng nở thành bọ gậy, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn tuổi khác nhau. Ở tuổi Ikích thước bọ gậy khoảng 1,5 mm và ở tuổi IV kích thước bọ gậy khoảng từ 8 đến 10 mm. Mặc dù bọ gậy không có chân nhưng có phần đầu phát triển, thân mình phủ nhiều lông và bơi bằng các chuyển động của cơ thể.
Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật ở trong nước. Phần lớn bọ gậy đều có ống thở nằm ở phần đốt cuối của bụng, qua đó không khí được đưa vào cơ thể và cũng qua ống thở, bọ gậy trồi lên mặt nước để thở. Bình thường bọ gậy lặn sâu xuống dưới đáy nước một thời gian để lấy thức ăn hoặc để tránh nguy hiểm. Bọ gậy loài muỗi Anopheles nằm ngang mặt nước để vừa lấy thức ăn vừa để thở nên chỉ có ống thở thô sơ. Bọ gậy Mansonia không cần trồi lên mặt nước để thở vì loài này có thể lấy không khí bằng cách cắm ống thở vào một loại thực vật thuỷ sinh mà nó hầu như nó luôn luôn gắn vào đó.
        Nơi khí hậu ấm áp, chu kỳ bọ gậy khoảng 4 đến 7 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn. Sau đó bọ gậy phát triển chuyển thành cung quăng có hình dấu phẩy. Cung quăng không ăn và hầu như chỉ ở trên mặt nước. Nếu mặt nước bị khuấy động, nó lặn nhanh xuống đáy nước. Khi cung quăng phát triển đến một độ lớn nhất dịnh, muỗi trưởng thành sẽ nở ra bằng cách chui qua vỏ cung quăng đã được tách ra ở một đầu. Ở vùng khí hậu nhiệt đới, giai đoạn cung quăng kéo dài từ 1 đến 3 ngày. Toàn bộ thời gian từ trứng đến muỗi trưởng thành ở điều kiện khí hậu tốt nhất khoảng từ 7 đến 13 ngày.
Xem thêm…

Copyright 2015 © CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ 24H

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DIỆT MỐI - DIỆT CÔN TRÙNG - DIỆT CHUỘT CHUYÊN NGHIỆP, AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Diệt mối | Diet moi | Diệt mối tận gốc | Diet moi tan goc