Diệt mối sinh học

tháng 4 2015 - Diệt mối sinh học, diệt mối tận gốc tháng 4 2015 | Diệt mối sinh học, diệt mối tận gốc

Thuốc diệt chuột Storm

Thuốc trừ chuột Storm dạng viên nén Sản phẩm của BASF – CHLB Đức, bả diệt chuột dạng viên, đơn liều, sẵn sử dụng, chỉ ăn một lần là chết, tuy nhiên chúng vẫn tiếp tục ăn do chúng chỉ bắt đầu chết sau từ 3 ngày vì thế phải tiếp tục đặt bả cho tới khi nào không còn dấu hiệu chuột.
Thuốc diệt chuột Storm

Cách sử dụng:
Đặt 2-3 viên/mỗi vị trí, đặt trực tiếp vào hang hoặc vào hộp, ống. Khoảng cách phụ thuộc vào mật độ của chuột. Vị trí đặt bả tập trung vào trước miệng hang chuột, dọc đường chuột chạy, nơi chuột cắn phá.
Khoảng ba đợt đặt bả là có thể kiểm soát đựơc chuột. Mỗi con chuột chỉ cần ăn một cục bả là đủ chết. Trong một hang chuột thường không quá 10 con chuột.
Sử dụng Storm không cần trộn thêm thức ăn khác để làm mồi.
Hướng dẫn sử dụng STORM:
– Chuột chỉ ăn một lần là chết, tuy nhiên chúng vẫn tiếp tục ăn do chúng chỉ bắt đầu chết sau từ 3 ngày vì thế phải tiếp tục đặt bả cho tới khi nào không còn dấu hiệu chuột.
– Hoạt chất Florcoumafen. Đặt 2-3 viên /mỗi vị trí, trực tiếp vào hang hoặc vào hộp, ống. Khoảng cách phụ thuộc vào mật độ của chuột.
– Khoảng ba đợt đặt bả là có thể kiểm soát đựơc chuột. Mỗi đợt cách nhau từ 3-5 ngày. Mỗi con chuột chỉ cần ăn một cục bả là đủ chết. Trong một hang chuột thường không quá 10 con chuột.
Xem thêm…

Thi công phòng chống mối

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thi công phòng chống mối cho các công trình xây dựng mới, công trình cải tạo và công trình đang sử dụng.

1. Với công trình đang sử dụng
Khi phát hiện mối trong công trình thì phải tiến hành Diệt mối tận gốc
2. Với công trình xây mới và công trình cải tạo có dỡ bỏ lớp nền
1. Hào phòng mối bên ngoài: 
- Tạo hàng rào phòng mối bên ngoài bằng cách đào xung quang chân móng bên ngoài công trình, Hàng rào rộng 50cm, sâu từ 60 – 80cm tuỳ theo vùng đất xây dựng. Nếu nền đất xốp, hào phải đảm bảo sâu 80cm. Phun xử lý dung dịch thuốc chống mối theo định mức 15-18 lít/m3 đất. 
Tác dụng: Nhằm ngăn ngừa mối từ các vùng lân cận và dưới lòng đất xâm nhập vào công trình. 
2. Hào phòng mối bên trong: 
- Tạo hàng rào phòng mối bên trong bằng cách đào xung quang chân móng bên trong công trình, Hàng rào rộng 30cm, sâu từ 40cm. Phun xử lý dung dịch thuốc chống mối theo định mức 15-18 lít/m3 đất. 
Tác dụng: Nhằm ngăn ngừa mối xâm nhập từ nền công trình lên.
3. Phòng mối nền
- Trên mặt nền, trước khi đổ vữa bê tông kể cả mặt các đài cọc, phun một lớp dung dịch thuốc chống mối, định mức 5 lít/m2
4. Phòng mối tường
- Chân tường , đài cọc được phun dung dịch thuốc chống mối, định mức 2 l/1m2
5. Xử lý phòng mối đường ống, đường cáp điện...
Các đoạn đường ống cấp nước, thoát nước, đoạn đường có cáp điện đi qua nền nhà tầng trệt, tầng hầm (nếu có) hoặc các khe lún, kể cả các vị trí đào thêm, làm gián đoạn sự liên tục của hào chống mối phải được bổ sung thuốc phòng chống mối theo liều lượng quy định.
6. Xử lý phòng mối cấu kiện gỗ
Các cấu kiện gỗ trong công trình như  khuôn cửa, khe cửa,  ốp tường … đều phải được xử lý thuốc phòng chống mối mọt .
Khi xử lý phải đảm bảo nguyên tắc: gỗ phải được gia công thành phẩm mới xử lý thuốc, nếu cắt thêm thì phải xử lý bổ sung thuốc chống mối vào các vị trí đó. Sau khi xử lý thuốc xong mới sơn hoặc quét vecni. Thuốc bảo quản gỗ ở nước ta gồm có 2 dạng:
- Dạng dung môi dầu: có thể phun, nhúng hoặc quét (thích hợp trong điều kiện sử dụng hoặc phân tán ).
- Dạng dung môi nước: Phải xử lý theo phương pháp ngâm, tẩm áp lực chân không

DỊCH VỤ THI CÔNG PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH

Quý khách hàng có nhu cầu thi công phòng chống  mối cho các công trình đang sử dụng, công trình xây dựng mới, công trình cải tạo xin vui lòng liên hệ: 0986.440.222.
Xem thêm…

Tập tính tai hại của loài chuột

Họ nhà chuột trên khắp hành tinh chúng ta hết sức đông đảo, đa dạng. Các nhà sinh học và nông học đã ước tính chúng có khoảng 450 loại, bao gồm trên 20 họ. Ở nước ta, chúng đã có hàng trăm loại, hàng chục họ khác nhau.
Tập tính của loài chuột
Chuột thuộc loài động vật có vú, bộ gặm nhấm. Chúng không chỉ đa chủng loại mà số lượng lại rất lớn, dễ thích nghi với mọi điều kiện tự nhiên nên sự phân bố “cư dân" rất rộng lớn, dường như không ở đâu không có chuột. Thêm nữa, chúng không hề cần việc "sinh đẻ có kế hoạch”.Tuy tuổi thọ của chuột ngắn - nói chung chuột thường chỉ sống 1-2 năm, có con 2-3 năm; riêng chuột hoang sống quá 6 năm, rái cạn sống tối đa 9 năm - nhưng mức sinh sản của chúng thì thật phi thường, tạo ra dòng giống đông “ngập tràn lãnh thổ". 
Theo khảo sát, chỉ trong 1 năm, một cặp chuột cống gây ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít cộng lại có thể tới 15.552 con! Nguyên do là chuột phát dục nhanh, số lần đẻ nhiều, thời gian mỗi lừa đẻ ngắn, số con mỗi lần đẻ đông. Ở điều kiện bình thường, chuột cống loại có thân hình tương đối nhỏ, có thể đẻ 2 - 8 lứa/năm; 20 ngày tuổi là mở mắt là có thể rời mẹ để sống độc lập. Và chuột cống 2 - 3 tháng tuổi là có thể bắt đầu mang thai (bầu) rồi. Phần lớn các giống chuột đẻ quanh năm, cả mùa khô và mùa mưa. Nhưng một số ít giống chuột chỉ sinh sản vào mùa Xuân và mùa Thu thời tiết ấm, mát. Trong số này, chuột hoang, rái cạn, chuột nhảy sống ở đồi hoang, đồng cỏ, sa mạc thì sức sinh sản thấp, chỉ đẻ mỗi năm 1 lần, và mỗi lần đẻ từ 2 đến 8 con.Chuột có nhiều đặc điểm và tập tính. Chúng tôi chỉ nói tới một đặc điềm và tập tính tiêu biểu, cũng là cái tạo nên nguyên nhân gây hại của nó.
Ta đã biết, chuột là loài gặm nhấm. Chúng có thói quen gặm nhấm mọi thứ cây trồng, đồ dùng trong nhà ở bất cừ nơi nào nó cư trú, hoạt động. Đó là vì răng cửa chuột không ngừng mọc dài ra. Người ta thí nghiệm, đo đạc thì thấy rằng, mỗi năm răng cửa trên của chuột, cụ thể là chuột trắng trưởng thành, có thể dài ra trung bình 114,3 mm; còn răng cửa dưới dài ra trung bình 1.146,1mm. Cứ đà ấy, con chuột sẽ chết vì không sao ăn uống được. Nếu chỉ đào hang, rũi đất, nhấm hạt ngũ cốc dù răng có mài mòn đáng kể vẫn không triệt tiêu được tốc độ dài ra của răng cửa ấy. Vậy chuột phải gặm nhấm. Chúng gặm, phá mọi thứ từ cây, củi gỗ đến đồ dùng của chúng ta, kể cả đồ gia bảo. Gặm đồ cứng, tất yếu có răng bị mẻ gãy. Không sao, tế bào gốc răng của chuột sinh trưởng mạnh, liên tục, không ngừng tạo những tế bào và men răng mới bù đắp phần răng bị sứt mẻ kia rất mau chóng.
Đồ dùng của chúng ta xưa nay vẫn là "vật mài răng" của chuột. Biết bao sản phẩm thông dụng sản phẩm thủ công cao cấp quý giá của cá nhân, của dân tộc bị chuột “tấn công", phá hủy, gây nên sự mất mát lớn rất đáng tiếc. Căm ghét chuột gây hại, nhưng ta nên hiểu sự thật là chuột không ý thức việc ấy, chúng chỉ "mượn" các vật của chúng ta để “mài răng" thôi! Có của thì giữ - cái anh chàng chuột nếu biết nói hơn sẽ lí sự với chúng ta như thế. Vâng, tôi phải giữ của cải của tôi, nguồn sống của chúng tôi. Dù có điềm tĩnh trả lời như vậy, chúng tôi vẫn phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống lũ xâm lăng kia ấy là phòng bằng rương hòm tốt để đựng đô ăn thức dùng, là chống bằng một cạm bẫy, bả....diệt chuột.
Thói “ngặm nhầm" liên quan đến tập tính phàm ăn và ăn nhiều của các loài chuột.
Về lượng đồ ăn, mỗi con chuột ăn trong một ngày có thể hết số thức ăn nặng bằng cơ thể của nó. Đương nhiên là nó không thể ăn hết một lần. Nó ăn liên tục, nhiều lần trong ngày đêm, tiêu hóa cũng liên tục. Tuy thế, nếu phải kiếm khó khăn, tối thiểu mỗi chuột cống ăn 25 gram đồ ăn/ngày và chuột nhà ăn 2 gram đồ ăn/ngày. Chuột to thì uống 12 - 30 mm nước/ngày, chuột nhỏ uống 1 - 2mm nườc/ngày. Chuột ở sa mạc, hoang mạc khô cằn thì chỉ nước trong thức ăn cây cỏ là đủ, chúng có khả năng chịu khát, không cần uống nước.Chuột ăn và dự trữ thức ăn (có con dự trữ trong hang tới 1 - 2 kg lương thực). Chúng vừa ăn vừa phá, thậm chí phá hoại còn lớn hơn ăn gấp trăm lần.
Hãy thử tính, một con chuột cống ăn một năm tối thiểu 9 kg lương thiện, thực phẩm thì 1 triệu con ngốn hết 9000 tấn. Theo số liệu của FAO, trên thế giới đang có tới 1 tỷ con chuột, chúng ngốn hết 9 triệu tấn lương thực, thực phẩm mỗi năm. Con số thiệt hại thật khổng lồ! Nhưng số của cải do chúng phá còn lớn hơn thế nhiều Người ta tính ra hàng năm, thiệt hại do chuột gây ra trên thế giới hàng trăm triệu tấn lương thực, thực phẩm. Những trận đại dịch chuột phá mùa màng xưa nay ở đâu cũng có.
Nhiều cánh đồng lúa, hoa màu của ta bị chuột tàn phá ít là 5% nhiều là 30 - 50 %, có nơi tới 80%. Ngay cả đồng cỏ, rừng cây, vườn quả cũng chịu chung số phận như thế! Điều này, thử hỏi họ hàng nhà chuột liệu có cách nào "biện minh"? Ấy là chưa kể đến tác hại khôn lường khác nữa do chuột gây ra, như cắn sách vở, quần áo, đường dây điện thoại, người, gia súc, đào phá đê đập, tường kho; hay do chuột gây ra và chịu chung số phận bị tiêu diệt, như dịch bệnh, nhất là dịch hạch.
Đã đến nước này thì quá lắm rồi, sao có thể tha thứ được! Con người được quyền tỏ thái độ cứng rắn. Dù có chọn biểu tượng con chuột trong mỗi chu trình niên lịch 12 con giáp, chúng ta cũng phải kiên quyết tiêu diệt chuột. 
Trong thế giới sinh vật tự nhiên, một số loài chim, thú, rắn rất ham săn bắt chuột. Thịt chuột là thức ăn của mèo, chim cú , đại bàng, rắn....Hiện nay các loài vật ấy suy giảm nhiều. Số lượng chuột bị diệt bởi những kẻ thù tự nhiên, theo quy luật cân bằng sinh thái từ muôn đời nay, giờ đây là không đáng kể. Chính con người tự gây khó khăn lớn cho mình. Bằng hành động phá rừng, bắn giết động vật rừng, săn bắt chim thú, gây ô nhiễm môi trường... đã làm mất đi không ít “bạn đồng minh" bắt sâu, diệt chuột hết sức rộng lớn, hiệu quả.
Xem thêm…

Phương pháp diệt chuột hiệu quả

Chuột là loài động vật thông tinh, chúng len lỏi, ẩn nấp ở khắp mọi nơi. Chúng chuyên sống ở những góc tối, mang trên mình nhiều vi trùng gây bệnh. Mới đây nhất, người ta phát hiện chuột mang virut gây suy thận cấp.
Để diệt chuột hiểu quả, cần tăng cường các biện pháp kiểm soát chuột thường xuyên. Bởi vì chuột không chỉ phát sinh trong khu vực bị chuột cắn phá, mà đa phần chúng hoạt động từ các khu vực bên ngoài như các lỗ cống rãnh, sân vườn nhiều cây cối...từ đó xâm nhập vào nhà.
Phương pháp diệt chuột hiệu quả

Diệt chuột hiệu quả có rất nhiều cách như:
- Sử dụng các loại bẫy bán nguyệt, bẫy dính, bẫy lồng.
- Sử dụng các loại bả diệt chuột: Biorat, Storm...
Tuy nhiên chuột là động vật có phạm vi hoạt động rộng nên phải có chế độ kiểm soát chuột thường xuyên để tránh thiệt hại về kinh tế và dịch bệnh do chuột gây ra.
Xem thêm…

Phòng chống mối mọt cho đồ gỗ

Mối mọt là côn trùng không thể coi thường, chúng âm thầm phá hoại nhiều đồ gỗ mà khi chúng ta phát hiện ra thì đã bị hư hỏng phải thay thế. Sau đây là 1 số mẹo phòng chống mối mọt đơn giản:

Phòng chống mối mọt cho đồ gỗ

1. Giữ môi trường khô ráo, tránh ẩm ướt ở quanh nhà.


Bất cứ loài nào sống cũng cần có nước, mối cũng không ngoại lệ, và chúng rất thích nước. Nơi nào trong nhà bạn có độ ẩm cao, có nước là mối sẽ tìm đến và làm tổ. Hãy tạo ra sự khô ráo trong nhà bạn, nền nhà, và tường rào xung quanh, nơi mà mối có thể làm tổ.

Bạn nên phơi đồ gỗ trong nhà dưới ánh nắng mặt trời để kiểm soát mối thường xuyên hoặc tối thiểu 2 – 3 tháng/lần. Chỉ cần đặt đồ gỗ ở ngoài sân hoặc ban công, nơi đón được ánh nắng nhiều nhất. Ánh nắng mặt trời là cách tốt nhất để kiểm soát các loại côn trùng có hại và bảo vệ đồ gỗ.

2. Nói “KHÔNG” với nước


Không bao giờ đ đồ gỗ trong nhà ẩm ướt vì nó sẽ thu hút lũ mối. Nếu bạn tìm thấy dấu vết của cuộc xâm lược của mối trên đồ nội thất bằng gỗ, chỉ cần phơi chúng ở ngoài nắng liên tục vài ngày, lũ mối hoặc sẽ chết hoặc sẽ tự động bỏ đi.

3. Đánh véc-ni


Để bảo vệ đồ nội thất bằng gỗ khỏi mối, sử dụng véc-ni là một phương pháp kiểm soát hiệu quả. Chỉ cần quét 2 – 3 lớp véc-ni lên đồ nội thất, nó không chỉ ngăn lũ mối ăn mòn gỗ mà còn mang lại một vẻ ngoài bóng bẩy như mới.

4. Quét/phun sơn


Bạn có thể sử dụng sơn để chống mối cho đồ nội thất. Thực tế, những đồ nội thất được quét/phun sơn thường ít bị bị mối mọt hơn so với bình thường.

5. Sử dụng axit boric

Đây là một phương pháp trị mối và bảo vệ nội thất gỗ rất hiệu quả. Chỉ cần đổ dung dịch axit boric với nước vào trong một ống kim tiêm và bơm dung dịch trực tiếp lên những vị trí xuất hiện dấu vết xâm lược của mối. Axit boric có khả năng giết chết lũ mối ngay lập tức.

6. Diệt mối bằng phương pháp sinh hóa.       
Diệt mối bằng phương pháp sinh hóa là phương pháp sử dụng phổ biến để diệt mối và không gây ô nhiễm môi trường. Bạn có thể tham khảo phương pháp này trên các trang mạng để tim hiểu cách diệt mối, bảo vệ đồ gỗ nhà bạn khỏi hư hại.        
Ngoài ra còn có một số mẹo nhỏ đơn giản nhất và hiệu qu
 nhất ngăn ngừa mối : 
- Mua về một chút nụ đinh hương từ các tiệm thuốc bắc, cắm lên một trái cam tươi rồi cho lên kệ sách hoặc tủ quần áo từ 2-3 ngày, cam sẽ hỏng, quyện vào vị của nụ đinh hương làm mối không thể sinh sản được. Đây sẽ là cách triệt mối mọt hiệu quả nhất.    
- Dùng chi tế tân khô, cho vào túi vải rồi treo trong tủ cũng có thể hạn chế mối mọt cho tủ gỗ nhà bạn.

Xem thêm…

Vì sao nên phòng mối ngay khi xây dựng?

Vì sao phải phòng chống mối ngay khi xây dựng công trình, trong khi nhà cửa, căn hộ hay các công trình xây dựng đều được đổ bê tông thì làm sao mối xâm nhập và tấn công phá hủy các vật dụng được? Chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm thật tế qua đúc kết thi công nhiều công trình và quá trình nghiên cứu về loài mối giải thích nguyên nhân vì sao mối tấn công qua các lớp bê tông.
Vì sao nên phòng mối ngay khi xây dựng?
                                 Phòng chống mối - Phong chong moi                                   
Tất cả các nước trên thế giới đều có mối sinh sống, chúng chỉ khác nhau về loài mối, riêng tại Việt Nam là vùng nhiệt đới nóng và ẩm và là điều kiện cho loài mối Coptomes Ceylonicus, loài mối này đặc biệt nguy hiểm cho các công trình xây dựng. Chúng có khả năng phát triển nhanh, tồn tại phổ biến và di chuyển rộng trong tổ từ khu vực này sang khu vực khác, từ tầng này sang tầng khác và là loài mối phá hoại nghiêm trọng nhất.

Chúng tấn công qua các lớp bê tông nhờ các chất axit có trong miệng và lớp bazơ có trong vôi (hay nói cách khác là nước bọt của mối) cùng với khả năng hoạt động không nghỉ đặc trưng của loài mối. Kết hợp các yếu tố trên và thời gian lâu dài các lớp bê tông sau khi bị mối tấn công sẽ có độ ẩm và lâu ngày tạo thành các vết nứt và mối sẽ theo các vết nứt đó tấn công lên các vật dụng hiện hữu trong nhà hay các công trình xây dựng.

Trước đây không hiểu hết tác hại của mối gây ra, nhiều công trình không xử lý mối ngay từ đầu nên nhiều công trình sau khi đưa vào sử dụng đã bị mối tấn công và phá hủy. Đặc biệt hơn còn làm giàm tuổi thọ của công trình, gây mất mỹ quan cho ngôi nhà hay các công trình xây dựng.

Mối là một loại động vật sống theo bầy đàn, với thức ăn là chất xenlulo có sẵn trong các vật dụng bằng gỗ như sàn ván, tủ, bàn ghế,.v.v. Mối tuy nhỏ và yếu xong với số lượng bầy đàn lớn nó hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của con người, từ việc làm hư hỏng các vật dụng bằng gỗ, giấy cho đến việc làm sập một căn nhà, làm vỡ các con đê.

Cho nên khi phát hiện trong nhà có mối thì chúng ta đã phải đối mặt với việc nền móng của căn nhà có nguy cơ bị lún, sụt vì khi mối làm tổ dưới lòng đất nó tạo ra các lỗ hổng bên dưới móng nhà, dần dà theo thời gian lỗ hổng ngày càng lớn, đất cát tụt dần và làm rỗng phần đất đỡ chân móng nhà. Nếu không kịp thời xử lý tổ mối, căn nhà hoàn toàn có thể bị nghiêng và gây ra nguy cơ sụp đổ .
Xem thêm…

5 loài động vật hút máu nguy hiểm thường ẩn náu trong nhà bạn

Trong cuộc sống có rất nhiều loài côn trùng gây bệnh nguy hiểm và trong số đó có những loại vừa hút máu người vừa truyền nhiễm các bệnh nguy hiểm vào cơ thể con người.
Trong đó có những loại sống rất gần con người như: Muỗi, ve, rệp …

1. Rệp giường: Rệp giường là loài côn trùng thuộc bộ bọ xít (Hemiptera), rất khó tiêu diệt. Khi dùng các loại hóa chất trên thị trường để phun trực tiếp lên rệp, nó chỉ nằm liệt tại chỗ một lúc rồi sống lại và tiếp tục chạy. Không những thế, trứng rệp còn khó diệt hơn, nó có thể nở và làm lây lan nhanh chóng.
5 loài động vật hút máu nguy hiểm thường ẩn náu trong nhà bạn


Theo các nhà khoa học đã chứng minh được loài rệp hút máu người có mang mầm bệnh, còn việc nó có khả năng truyền bệnh hay không vẫn chưa được khẳng định. Hiện khó có thể kiểm soát được sự phát tán của loại rệp này nhưng chỉ cần người dân có ý thức có thể tránh được sự lây lan ra cộng đồng

2. Bọ ve: Bọ ve là một loại ký sinh trùng hút máu, thường sống ký sinh trên chó, mèo, thậm chí là ngựa, gia súc, sư tử và những động vật có vú khác. Đây là một loài trung gian có thể truyền nhiều bệnh, gây thiếu máu, tê liệt và có thể dẫn đến tử vong. 

Tại Trung Quốc, loại bọ ve chó là trung gian truyền bệnh nhiễm trùng bạch cầu, làm giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu, dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan và dẫn đến tử vong. Ở nước ta do thói quen nuôi chó mèo còn rất phổ biến nên loại ký sinh trùng này có nhiều khả năng lây sang người , vì thế mọi nhà cần phải có ý thức vệ sinh chuồng trại và vật nuôi để phòng tránh.

3. Đỉa: Đỉa là một nhóm sinh vật thủy sinh thuộc ngành giun đốt (Annelida), có thân mềm, thích tấn công cá và động vật bò sát. Nếu gặp người, chúng cũng không ngán. Con người, trâu bò... khi lội dưới nước, gặp đỉa là chúng bám lấy ngay để hút máu.

Vốn có thể trữ một lượng máu gấp vài lần khối lượng cơ thể, nên phải khi hút no, đỉa mới rời khỏi con mồi. Vì thế, nếu bị đỉa bám vào người, cần lấy chút nước bọt, dầu hỏa hay chút xăng vào đầu ngón tay, rồi dí vào đầu đỉa là nó nhả ra ngay. Nếu có tý vôi, bôi vào đầu đỉa, nó sẽ ứa máu và giãy giụa mạnh đến chết.

Nếu nói về tác dụng lợi và hại của đỉa với sức khỏe của con người thì tất cả các chuyên gia đều cho rằng đỉa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe hơn là hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, do lý do chủ quan của con người để đỉa chui vào cơ thể nên gây ra một số tác hại ở một số bộ phận, nên đa số mọi người đều ghét đỉa và có tâm lý sợ đỉa. 

4. Bọ xít hút máu người: Bọ xít hút máu người thuộc họ bọ xít ăn sâu, rất dễ nhận biết về mặt hình thái, với các đặc điểm nổi bật như dài từ 9,5 - 33 mm, vòi cong và rất khỏe, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có những viền màu vàng, toàn thân màu nâu. Chúng hoạt động chậm chạp và chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày rất khó phát hiện vì nó chui vào khe cửa, khe bàn ghế và trần gỗ...Tại các nước khác, bọ xít này đã để lại một “quá khứ nặng nề” đối với con người.

Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra nó truyền bệnh cho người thông qua ký sinh trùng có tên khoa học là Trybannosoma Cruzi, gây ra các bệnh về máu rất nguy hiểm, với các giai đoạn khác nhau. Nếu bị mãn tính, có thể gây bệnh kéo dài từ 10 - 30 năm, gây chết người bởi các bệnh máu như rung tim, tắc huyết áp, đặc biệt là miễn dịch.

Sau khi con người mắc bệnh, bệnh sẽ được lây truyền qua đường truyền máu và từ mẹ sang con. Tuy nhiên, hiện chưa thể xác định được bọ xít ở nước ta có cùng loài với ở châu Phi, châu Mỹ hay không. 

5. Muỗi: Muỗi là loài côn trung hút máy và truyền bệnh lây nhiễm cho con người phổ biến nhất trong cuộc sống mà con người thường gặp phải.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vang và một số bệnh do virut khác là muỗi vằn, tên khoa học (Aedes aegypti), sống ở vùng nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Chúng thường trú ngụ, đẻ trứng ở gần nhà, thường thích đốt máu người vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối.

Muỗi truyền bệnh sốt rét là muỗi đòn xóc, tên khoa học (Anopheles), chúng có 3 loài truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam là Anopheles dirut, Anopheles sundaiais. Chúng thường trú đậu trên tường, mái, vách, gầm, gậm, vật treo…trong nhà, hốc cây, hố đất, lùm bụi…ở ngoài nhà. Chúng thường chích đốt máu người suốt đêm, đỉnh cao là từ 20h đêm đến 03h sáng. 

AloBacsi.vn
Theo Lê Phương - Giáo Dục Việt Nam
Xem thêm…

Chín cách diệt chuột hữu hiệu

Chuột là loài gậm nhấm gây hại cho con người, ngoài việc ăn lương thực, gậm hỏng đồ dùng, phá hoại cây non, đồng ccỏ, công trình xây dựng, chuột còn mang mầm bệnh truyền nhiễm đến cho con người. Cách diệt chuột hữu hiệu như sau:
Chín cách diệt chuột hữu hiệu

9 cách diệt chuột đơn giản mà hữu hiệu như sau:
1. Dính chuột: Trộn 2 phần nhựa thông với 1 phần dầu máy rồi đun lên cho tan thành thể lỏng. Sau đó phết hỗn hợp này lên giấy cứng hoặc tấm gỗ, thả vào giữa ít mồi rồi đặt vão chỗ chuột qua lại . Chuột đã bị dính vào đó thì khó có thể ra được.
 2. Hun chuột: Lấy gạch cua và náo dương hoa (cà độc dược) với lượng bằng nhau trộn đều rồi đốt cùng với mùn cưa. Ngửi thấy mùi này, chuột sẽ từ khắp nơi chạy đến. Lát sau, sẽ bị hôn mê hết. Thế là bạn cứ việc bắt.
3. Dung dịch Amoniac: đổ dung dịch này vào hang chuột rồi lấy bùn trát kín cửa hang lại. Amoniac bốc hơi sẽ làm chuột bị hấp chín .
4. Dầu ma-dút: Trộn đều dầu ma-dut với dầu máy và mỡ bôi trơn, rắc quanh hang chuột. Chuột bị dính dầu mỡ và bùn sẽ thấy khó chịu và phải liếm đi hết. Những chất này theo đường tiêu hoá vào dạ dày chuột làm chúng bị chết do nát dạ dày.
5. Dùng chuột diệt chuột: Bắt một con chuột đực to khoẻ rồi lấy hai tinh hoàn của nó ra, thay vào đó hai hạt đậu tương rồi thả nó ra, Hạt đậu tương sẽ trương lên làm chuột rất đau đớn. Nó sẽ đi khắp nơi tìm đồng loại đẻ cắn xé, đến khi con chuột kia chết mới thôi .
6. Phân bò lấp hang: Dùng phân bò lấp kín hang chuột lại rồi chèn thêm mảnh vụn của gạch ngói vào. Chuột sẽ bị chết ngạt trong hang.
7. Diệt chuột bằng xi măng: lấy 50g xi măng trộn lẫn với dầu thực vật; lấy 5-10g cho lên miếng nhựa nếu không xi măng dễ bị chảy nước đặt ở chỗ chuột thường chạy qua lại. Sau khi chuột ăn khoảng 12h, lông chuột sẽ bị dựng đứng, chuột sẽ nóng ruột cắn gặm lung tung, bỏ ăn khoảng từ 20-29h thì chết vì ruột bị tắc cấp tính, dẫn đến xuất huyết.
8. Xà phòng bột: Đem xà phòng bột trộn với bột hoa tiêu (bột hỗn hợp quế, hồi, thảo quả) và một ít cơm nguội, để ở chỗ chuột thường qua lại.
9. Diệt chuột bằng mẹo: Chôn một cái chai không đáy vào tường, sao cho miệng đáy chai phải ngang bằng hoặc thấp hơn tường (chú ý đừng đẻ tạp vật chui vào chai) để ở góc tường làm thành một cái hsng. Khi chuột vào phòng vì không có chỗ nấp nó sẽ chui vào cái ” hang“ này. Nếu chuột to chui vào rồi thì không thể quay ra được, còn chuột bé thì quay ra được mình nhưng không có cách nhảy ra, nếu không bị bắt sống thì cũng bị chết đói.
Xem thêm…

Biện pháp diệt chuột tổng hợp

Chuột là một trong những loại sinh vật gây hại nguy hiểm đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. Việc phòng trừ chuột đang là một vấn đề khó khăn đối với người dân vì do tập tính hoạt động của chúng chủ yếu vào ban đêm và là loài động vật có tính đa nghi cao, chúng có các giác quan như thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác rất phát triển nên khó diệt trừ. Mặt khác, chúng còn có khả năng di chuyển xa để tìm thức ăn, nên bán kính hoạt động gây hại lớn, khả năng gây thiệt hại cao trên diện tích rộng.
Biện pháp diệt chuột tổng hợp

Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp phát triển, nguồn thức ăn dồi dào nhưng việc săn bắt thiên địch của chuột như mèo, trăn rắn, chim cú của con người lại gia tăng, quần thể chuột ngày càng có điều kiện thuận lợi tăng nhanh số lượng cá thể. Một năm, một con chuột cái có thể đẻ được từ 4 - 5 lứa, mỗi lứa đẻ từ 8 - 12 con, do đó nếu chúng ta không có biện pháp tập trung ngăn ngừa, quản lý diệt trừ chuột hiệu quả và thường xuyên thì thiệt hại của chúng gây ra đối với sản xuất nông nghiệp là rất lớn.
* Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ chuột có hiệu quả nên áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật.
- Biện pháp canh tác: Phát quang bờ, bụi rậm, gò đống,... làm mất nơi cư trú của chuột. Ruộng gần làng, gần đường, gần khu nghĩa trang,... thường xuyên bị chuột gây hại nặng, cần tiến hành quây rào ni lon xung quanh, kết hợp đo rọ bắt chuột.
- Biện pháp thủ công:
  + Đào hang, đổ nước, hun khói, xông hơi bằng đất đèn, soi đèn, săn đuổi, ... chú ý không làm hư hại bờ vùng, bờ thửa, các công trình thuỷ lợi.
  + Dùng các loại bẫy cặp (bẫy bán nguyệt), bẫy lồng sập, bẫy dính, sử dụng các loại mồi thích hợp như khoai lang, sắn tươi, ngô, cua, cá,... đặt bẫy ở nơi có chuột thường qua lại, chuột mới phá hại, đặt cả ngoài đồng, trong nhà, trong kho tàng.
Bẫy diệt chuột
Bẫy chuột
- Biện pháp sinh học:
+ Dùng bả diệt chuột sinh học BCS hoặc Biorat đặt nơi có chuột thường qua lại, chuột mới phá hại, đặt cả ngoài đồng, trong nhà, kho tàng. Cách sử dụng: Dùng 100 - 200 gam cho một sào bắc bộ ( từ 3 - 5 kg/ha), cứ  5 - 6 m đặt 1 mô bả, mỗi mô bả khoảng 5 - 10 gam. Nơi nhiều chuột số mô bả và lượng bả tăng lên.
+ Đẩy mạnh phong trào nuôi mèo trong các hộ gia đình, bảo vệ các thiên địch như trăn, rắn, chim cú....
- Biện pháp hoá học: Chỉ sử dụng bả thuốc hoá học ở những nơi xa khu dân cư, nơi chuột đang phá hại mạnh. Sử dụng các loại thuốc: Storm, ... để diệt chuột.

Xem thêm…

Copyright 2015 © CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ 24H

NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DIỆT MỐI - DIỆT CÔN TRÙNG - DIỆT CHUỘT CHUYÊN NGHIỆP, AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Diệt mối | Diet moi | Diệt mối tận gốc | Diet moi tan goc