Vì sao phải phòng chống mối ngay khi xây dựng công trình, trong khi nhà cửa, căn hộ hay các công trình xây dựng đều được đổ bê tông thì làm sao mối xâm nhập và tấn công phá hủy các vật dụng được? Chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm thật tế qua đúc kết thi công nhiều công trình và quá trình nghiên cứu về loài mối giải thích nguyên nhân vì sao mối tấn công qua các lớp bê tông.
Phòng chống mối - Phong chong moi |
Tất cả các nước trên thế giới đều có mối sinh sống, chúng chỉ khác nhau về loài mối, riêng tại Việt Nam là vùng nhiệt đới nóng và ẩm và là điều kiện cho loài mối Coptomes Ceylonicus, loài mối này đặc biệt nguy hiểm cho các công trình xây dựng. Chúng có khả năng phát triển nhanh, tồn tại phổ biến và di chuyển rộng trong tổ từ khu vực này sang khu vực khác, từ tầng này sang tầng khác và là loài mối phá hoại nghiêm trọng nhất.
Chúng tấn công qua các lớp bê tông nhờ các chất axit có trong miệng và lớp bazơ có trong vôi (hay nói cách khác là nước bọt của mối) cùng với khả năng hoạt động không nghỉ đặc trưng của loài mối. Kết hợp các yếu tố trên và thời gian lâu dài các lớp bê tông sau khi bị mối tấn công sẽ có độ ẩm và lâu ngày tạo thành các vết nứt và mối sẽ theo các vết nứt đó tấn công lên các vật dụng hiện hữu trong nhà hay các công trình xây dựng.
Trước đây không hiểu hết tác hại của mối gây ra, nhiều công trình không xử lý mối ngay từ đầu nên nhiều công trình sau khi đưa vào sử dụng đã bị mối tấn công và phá hủy. Đặc biệt hơn còn làm giàm tuổi thọ của công trình, gây mất mỹ quan cho ngôi nhà hay các công trình xây dựng.
Mối là một loại động vật sống theo bầy đàn, với thức ăn là chất xenlulo có sẵn trong các vật dụng bằng gỗ như sàn ván, tủ, bàn ghế,.v.v. Mối tuy nhỏ và yếu xong với số lượng bầy đàn lớn nó hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của con người, từ việc làm hư hỏng các vật dụng bằng gỗ, giấy cho đến việc làm sập một căn nhà, làm vỡ các con đê.
Cho nên khi phát hiện trong nhà có mối thì chúng ta đã phải đối mặt với việc nền móng của căn nhà có nguy cơ bị lún, sụt vì khi mối làm tổ dưới lòng đất nó tạo ra các lỗ hổng bên dưới móng nhà, dần dà theo thời gian lỗ hổng ngày càng lớn, đất cát tụt dần và làm rỗng phần đất đỡ chân móng nhà. Nếu không kịp thời xử lý tổ mối, căn nhà hoàn toàn có thể bị nghiêng và gây ra nguy cơ sụp đổ .